Sự chỉ trích Tài chính phi tập trung

Các giao dịch trên blockchain là không thể thay đổi. Điều này có nghĩa là nếu thực hiện một giao dịch không chính xác hoặc triển khai mã hợp đồng thông minh lỗi, ta không thể sửa lại một cách dễ dàng với nền tảng DeFi.[3] Lỗi mã hóa và bị hack là chuyện phổ biến.[21] Vào năm 2020, nền tảng Yam Finance nhanh chóng tăng số tiền gửi lên 750 triệu đô la, nhưng vài ngày sau khi ra mắt, nền tảng này đã sập với nguyên nhân là lỗi mã. Ngoài ra, các hợp đồng thông minh triển khai nền tảng DeFi nói chung là các phần mềm mã nguồn mở có thể dễ dàng sao chép để thiết lập các nền tảng cạnh tranh, điều này tạo ra sự bất ổn khi tiền chuyển từ nền tảng này sang nền tảng khác.[19]

Người hoặc tổ chức đằng sau giao thức DeFi có thể không xác định và họ có thể biến mất cùng với tiền của nhà đầu tư.[19] Nhà đầu tư Michael Novogratz đã mô tả một số giao thức DeFi là "giống với mô hình Ponzi."[12]

DeFi đã được so sánh với cơn sốt của đợt phát hành tiền mã hóa đầu tiên vào năm 2017, một phần của bong bóng tiền mã hóa năm 2017. Các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm có nguy cơ mất tiền khi sử dụng các nền tảng DeFi do quá trình tương tác với các nền tảng khá phức tạp, và do không có một bên trung gian với bộ phận hỗ trợ khách hàng.[21][22]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tài chính phi tập trung //doi.org/10.20955%2Fr.103.153-74 https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-08-26... https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-09-02... https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-09-11... https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-09-22... https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-09-29... https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-10-16... https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-12-10... https://www.bloomberg.com/news/articles/2021-02-07... https://www.forbes.com/sites/jonathanponciano/2021...